Các thành phần cơ bản của Website là những bộ phận thiết yếu góp phần tạo nên một tổng thể lớn hơn. Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng mà mỗi Website sẽ có những thành phần khác nhau. Việc hiểu rõ những thành phần chính của Website sẽ giúp bạn xây dựng một Website thành công. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thành phần cơ bản, phổ biến mà hầu hết các Website đều có ngay sau đây nhé!
Header – Tiêu đề là một trong các thành phần chính của Website
Tiêu đề thường xuất hiện ở trên cùng của trang web, có chứa biểu tượng của doanh nghiệp, cá nhân. Thành phần này luôn được cố định ở đầu trang và hiển thị khi các khách truy cập vào trang web. Trước đây, tiêu đề là nơi hiển thị biểu ngữ hoặc hình ảnh của thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên, những trang web ngày nay được sắp xếp hợp lý hơn và thường chứa biểu tượng và điều hướng trong tiêu đề.
Phần lớn các Designer sử dụng một số hình ảnh chứa chữ để tạo tiêu đề. Điều này giúp cho tiêu đề trở nên nổi bật hơn những phần còn lại. Ngoài ra, để đáp ứng SEO thì nhiều người còn sử dụng các thẻ tiêu đề để thể hiện HTML cũng như trực quan.
Navigation – Thanh điều hướng, một thành phần chính của Website
Thanh điều hướng được biết đến là những liên kết ở đầu trang, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy những gì bạn cần. Thông thường, navigation nằm trong tiêu đề hoặc ngay dưới nó. Khi hiển thị trên thiết bị di động, thành điều hướng thường được thiết kế dồn thành biểu tượng 3 đường xếp chồng lên nhau. Biểu tượng điều hướng trên thiết bị di động dùng để kích hoạt menu chính, chuyển từ dọc sang ngang.
Có một vài Website phức tạp bao gồm nhiều trang web con khác nhau, đôi khi bạn sẽ thấy menu lớn thả xuống. Để kích hoạt những trang này, bạn chỉ cần di chuột quanh một liên kết trong điều hướng chính. Lúc này, Mega Menu thả xuống sẽ hiển thị cho bạn những liên kết được tổ chức thành các danh mục chính và phụ.
Feature Image – Các thành phần hình ảnh nổi bật
Đây là những hình ảnh lớn mà bạn thường gặp ngay tại đầu trang web nhằm thu hút người xem. Thông thường, hình ảnh nổi bật thường có chiều rộng bao phủ hết trang. Màu sắc được sử tại phần hình ảnh nổi bật này cũng chính là tông màu chủ đạo của trang. Hình ảnh nổi bật có thể chứa tiêu hoặc lời kêu gọi hành động để truyền tải thông điệp nào đó. Ngoài ra, nó còn thể hiện thêm có chủ đề mà người truy cập đang đề cập tới.
Website Content – Nội dung trang web
Nội dung là một trong những thành phần chính của Website. Đây chính là thông tin mà khách truy cập vào web sử dụng. Nội dung của trang có thể được hiển thị thông qua văn bản, video, hình ảnh hay âm thanh. Có một câu nói rất nổi tiếng trong thiết kế web và SEO là “Content is King”.
Bên cạnh nội dung thì bố cục bài viết, video đóng vai trò quan trọng giúp khách truy cập đọc hiệu quả hơn. Trong khi đó các yếu tố như danh sách và liên kết phối hợp để tạo nên một nội dung trang web mà người đọc của bạn dễ hiểu và thích thú hơn.
Slider – Các thanh trượt là thành phần chính của Website
Một thành phần chính của Website khác phải kể đến chính là thanh trượt. Nó được dùng để trình chiếu hình ảnh trượt từ trái sang phải. Các thanh trượt xuất hiện ở mọi nơi trên một trang web. Nhưng chúng ta thường thấy chúng ở màn hình các trang chủ để hiển thị hình ảnh đặc biệt.
Tuy nhiên, để đảm bảo tốc độ tải trang, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, có trang web dần giảm sử dụng thanh trượt. Bởi chúng có thể chiếm rất nhiều tài nguyên và làm chậm web. Nhưng nếu bạn sở hữu các gói hosting chất lượng với kho dung lượng lớn tại các công ty Host uy tín như Mona Host hoặc Khánh Hùng Academy thì tốc độ tải web sẽ không còn là vấn đề nữa kể cả dùng thanh trượt.
Lời kêu gọi hành động – Call To Action (CTA)
Lời kêu gọi hành động ở đây chính là các cửa sổ bật lên, hộp chọn mail hay một liên kết văn bản đơn giản. Đây là những thành phần của Website không bắt buộc nhưng lại rất cần thiết. Lời yêu cầu, mời gọi khách hàng ghé Website làm điều bạn mong muốn.
Lưu ysm lời kêu gọi hành động không nên quá khích hoặc đáng ghét mà nên thể hiện thật nhẹ nhàng. Bởi những lời mời gọi đơn giản, nhẹ nhàng sẽ thúc đẩy người đọc thực hiện hành động.
Chân trang – Footer
Footer là một thành phần chính của Website chứa các thông tin như bản quyền, chính sách điều khoản, liên hệ,…Chân trang có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu nhưng thường thì nó được đặt ở cuối trang Website. Chúng đóng vai trò nâng cao chất lượng thiết kế tổng thể của Website, cải thiện trải nghiệm người dùng. Đồng thời, giúp thương hiệu của bạn đến gần với người tiêu dùng hơn.
Sidebar
Đây là hai cột dọc hẹp ngay bên cạnh nội dung trang web. Thông thường, sidebar chứa các quảng cáo, liên kết đến trang web khác hoặc kêu gọi hành động, thanh tìm kiếm. Sidebar được xem như là một thành phần phụ nhưng cũng rất quan trọng đối với một số Website.
Các công ty lập trình website trong thời gian gần đây đã dần loại bỏ hai thanh Sidebar, chỉ dùng cột giữa để hiển thị nội dung. Đối với một số trang web việc loại bỏ này có ý nghĩa, nhưng một số khác thì lại không. Bởi nó giúp cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Homepage – Trang chủ
Trang chủ còn được gọi là trang đầu hay trang chính, là nơi bắt đầu khi truy cập Website. Đây là thành phần chính của Website không thể thiếu của mỗi Website. Khi lập trình Website, người ta thường liên kết các trang web con về trang chủ của bạn. Điều này giúp khách truy cập thoát hoặc quay lại nếu họ bị lạc trang Website dễ dàng. Đây là một trong những cách hỗ trợ tốt trong việc SEO.
Thiết kế thẻ
Thiết kế thẻ được lấy cảm hứng từ các trang web như Pinterest, thiết kế thẻ giúp bạn tổ chức và sắp xếp nội dung trực quan hơn. Chúng giúp phân chia dữ liệu của bạn thành dạng lưới, giúp trang web dễ đọc và thanh thiện với thiết bị di động.
Bạn có thể sử dụng thiết kế này để trưng bày hình ảnh, trang blog,…Ngoài ra, nó còn dùng để thiết kế cho chức năng và lợi ích trên trang bán hàng. Chỉ cần một chút sáng tạo là bạn có thể thao tác, thực hiện tạo nên những nội dung sinh động.
Landing Page – Trang đích
Trang đích chính là thành phần chính của Website khi chạy quảng cáo trên Google hay Facebook. Không giống như các trang khác, trang đích gần như đã loại bỏ đầu trang hoặc chân trang. Chúng chỉ tập trung thể hiện phần nội dung quảng cáo. Bởi mục tiêu chính của trang đích là khiến khách hàng chuyển đổi thành hành động. Cụ thể là người dùng truy cập tải báo cáo, đăng ký danh sách email, mua hàng… và tối đa hoá chuyển đổi.
Ô tìm kiếm (Search Box) – Thành phần không thể thiếu của Website
Các trang Website thường có rất nhiều bài viết hay sản phẩm sẽ cần có ô tìm kiếm. Giúp khách hàng tìm được thông tin cần tìm một cách dễ dàng. Nó thường được đặt ở phía góc bên phải của header. Bạn nhập thông tin vào ô và ấn chọn nút tìm, Website sẽ hiển thị kết quả liên quan.
Giỏ hàng
Đối với các thiết kế web bán hàng, giỏ hàng là thành phần chính của Website nhằm phục vụ việc kinh doanh. Giỏ hàng thường được đặt ở phía bên góc phải, hiển thị các thông tin như số lượng, tổng thành tiền,…Khi người dùng click vào giỏ hàng thì có thể xem chi tiết các sản phẩm đã đặt mua.
Bài viết trên chúng tôi vừa giới thiệu sơ lược với các bạn về những thành phần chính mà một Website chuẩn SEO cần có. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích đồng thời giúp ích cho các bạn trong quá trình thiết kế và phát triển Website của mình.
Nếu bạn là một game thủ những lại có hứng thú với lĩnh vực thiết kế Website thì hãy thử xem qua bài viết này nhé!