Skip to content
Published October 12, 2022

Khi bạn gặp người bị co giật thì điều đầu tiên chắc hẳn bạn sẽ rất luống cuống không biết nên làm như thế nào. Để hỗ trợ cho những người đang trong tình trạng bị co giật không ảnh hưởng tới tính mạng thì bạn cần nắm vững các kiến thức sơ cứu người co giật. Bài viết dưới đây, Game Ải Mỹ Nhân sẽ chia sẽ cho bạn cách để sơ cứu khi gặp người bị co giật do động kinh, cùng theo gõi nhé.

Tìm hiểu về tình trạng co giật do động kinh

Tìm hiểu về tình trạng co giật do động kinh

Co giật là tình trạng cấp cứu thần kinh rất dễ gặp và nó có thể xảy ra bất cứ khi nào, nhất là khi sóng điện não hoạt động một cách bất thường. Điều này dẫn đến cơ bắp bị co cứng và khiến cho bệnh nhân dần dần mất đi ý thức trong cơn co giật.

Tuy nhiên, tình trạng co giật này thường xảy ra ở trẻ em vì bộ thần kinh của trẻ dưới 6 tuổi chưa được hoàn chỉnh. Thông thường các trường hợp co giật ở trẻ sẽ hết sau vài phút và ít nguy hiểm nếu như bạn được sơ cứu đúng cách.

Nhưng có điều hậu quả của các cơn co giật mang lại có thể là khiến cho người bệnh bị thiếu oxy não hay làm tắc nghẽn mạch thở dẫn tới tử vong nếu không được cấp cứu và chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật

Để gây nên tình trạng co giật thì sẽ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số các nguyên nhân đó phải kể đến:

  • Nhiễm trùng: Mắc một trong số các bệnh như viêm màng não, viêm não, ký sinh trùng hay áp xe não cũng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thần kinh gây ra hiện tượng co giật.
  • Tình trạng rối loạn chuyển hóa và rối loạn điện giải: Có thể là do hạ đường huyết, hạ natri máu, hạ calci huyết hay là do tăng đường huyết, tăng natri máu và tăng ure máu cũng là nguyên nhân dẫn tới các cơn co giật.
  • Khi bạn bị chấn thương sọ não hay mắc các bệnh liên quan đến mạch máu não như tai biến mạch máu não, u não hay dị dạng mạch máu não.
  • Bị ngộ độc do thuốc hay rượu
  • Trẻ em có thể bị co giật do sốt cao. Chứng co giật do sốt cao ở trẻ em sẽ xuất hiện khi bé được 5-6 tháng tuổi và thường gặp nhất là trẻ từ 12-18 tháng. Với triệu chứng co giật sốt cao thường rất lành tính, sẽ tự hết nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé.

Dấu hiệu nhận biết người bị co giật do động kinh

Trước khi phát bệnh thì họ sẽ gặp một số triệu chứng như chóng mặt, ảo giác hay gặp các vấn đề với các giác quan khác như thay đổi vị giác, thị giác và khứu giác.

Cơ bắp bị co thắt dữ dội kèm theo một số triệu chứng khác như cắn lưỡi, cắn và má, nghiến răng và không có khả năng kiểm soát việc tiểu tiện, cảm thấy khó thở, ngừng thở, da xanh hay mặt tím tái. Một số trẻ nhỏ sẽ xuất hiện cơ co giật do sốt cao tại thời điểm giật.

Cách sơ cứu khi gặp người bị co giật do động kinh

Cách sơ cứu khi gặp người bị co giật do động kinh

Việc bạn sơ cứu người bị co giật đúng cách là một trong những biện pháp làm giảm thiểu tối đa các tổn thương cơ thể cho người bệnh.

Những việc nên làm khi sơ cứu người bị co giật do động kinh

  • Khi phát hiện có người đang bị co giật thì đầu tiên bạn phải giữ bình tĩnh thì mới có thể giúp đỡ họ được.
  • Tiếp theo bạn hãy đặt họ nằm ở tư thế nghiêng, tiến hành nới lỏng cổ áo nếu như cổ áo quá chặt, rồi nhẹ nhàng nâng cằm bệnh nhân rồi mở rộng đường thở giúp cho họ dễ thở hơn, tránh bị ngạt nếu bị nôn.
  • Bạn có thể đặt vật mềm như gối, áo để bảo vệ đầu cho họ, tránh bị va đập gây tổn thương. Khi này bạn cần loại bỏ các vật cứng, vật sắc nhọn gây nguy hiểm và để cho người bệnh nằm trên nền phẳng và giữ nguyên tư tế để cho cơn co giật qua đi.
  • Ở trẻ thì nếu sốt cao dẫn tới tình trạng co giật thì bạn hãy cởi bớt quần áo và để trẻ ở nơi có môi trường thoáng mát, nhiệt độ cơ thể hạ xuống.
  • Nếu như cơn co giật không hết trong vòng 5 phút hay người bị co giật gặp tình trạng bất thường như ngạt thở, da xanh, co giật từng đợt liên tiếp, khó thở.
  • Khi này bạn tuyệt đối không được để người bệnh ở 1 mình, hãy liên hệ tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và chữa trị kịp thời. 

Những việc không nên làm khi sơ cứu người bị co giật

Bạn không nên cố gắng đưa bất cứ vật gì vào miệng của bệnh nhân để ngăn tình trạng bệnh nhân cắn lưỡi.

Nếu bạn vẫn cố đưa vật nào đó thì có thể khiến cho bệnh nhân bị ngạt thở hay gãy răng. Còn trường hợp bệnh nhân cắn lưỡi trong cơn co giật thì ngay sau khi hết cơn thì đưa bệnh nhân vào viện ngay để tiến hành may lại vết rách.

Khi này bạn không nên đè hay giữ tay chân người bệnh khi đang co giật. Không nặn chanh vào miệng hay ép người bệnh uống thuốc cho tới khi họ hoàn toàn tỉnh táo vì điều này sẽ khiến cho họ bị sặc, rất nguy hiểm. 

Cách phòng ngừa co giật do động kinh

Việc chăm sóc người bệnh khi bị co giật là một trong những điều rất cần thiết, có thể kiểm soát tốt cơn co giật và phòng ngừa tình trạng co giật xảy ra.

  • Đối với những người có tiền sử bị bệnh co giật thì phải thường xuyên uống thuốc theo đơn của bác sĩ kê, không tự ý bỏ liều thuốc hay không sử dụng.
  • Về chế độ ăn uống và sinh hoạt thì người bệnh cần tăng cường ăn nhiều rau xanh, bổ sung trái cây tươi hàng ngày với các nhóm thực phẩm giàu protein, cua, cá, sữa, trứng, thịt nạc,..
  • Hạn chế dùng rượu bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác
  • Ngủ đúng giấc, đúng giờ và hạn chế stress, căng thẳng và mệt mỏi quá mức
  • Nên tập các bài tập thư giãn như ngồi thiền, tập yoga, đi bộ và tập hít thở chậm nhằm nâng cao sức khỏe và hạn chế tình trạng căng thẳng giúp cho bạn thoải mái và thư giãn đầu óc hơn.
  • Khi trẻ bị sốt cao thì bạn cần phải hạ nhiệt bằng thuốc đối với > 38,5 độ, kết hợp với các biện pháp vật lý. Nếu trẻ từng có tiền sử co giật thì bạn cần hạ nhiệt độ cho trẻ và bạn nên thường xuyên đo nhiệt độ để cấp cứu và chữa trị cho trẻ kịp thời. 

Khi nào thì nên đưa bệnh nhân co giật do động kinh đến bệnh viện?

Khi nào thì nên đưa bệnh nhân co giật do động kinh đến bệnh viện?

Một số trường hợp sau đây cần nhanh chóng gọi cứu thương hoặc sử dụng dịch vụ xe cấp cứu tư nhân của Cấp Cứu Vàng để đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm nhất.

  • Đối với những bệnh nhân chưa được chẩn đoán bị bệnh động kinh trước đó
  • Những người đang mang thai, bị bệnh tiểu đường hoặc bị chấn thương khi co giật
  • Cơn co giật kéo dài > 5 phút hoặc cơn co giật thứ 2 đến khi cơn đầu tiên mới dứt
  • Qua cơn co giật, bệnh nhân không thở được như bình thường, cảm thấy đau đớn trong người hoặc nặng hơn là không tỉnh lại.

Như vậy, ở bài viết trên thì chúng tôi cũng đã chia sẻ đến cho bạn một số phương pháp sơ cứu khi gặp người bị co giật do động kinh để bạn nắm rõ hơn. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ đến bạn ở trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong cấp cứu người bị co giật do động kinh .